Phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên trong việc nâng cao chất lượng công tác phản biện xã hội

04/11/2021 12:00
Màu chữ Cỡ chữ
Ngày 03/11, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Hà Nội, với sự chủ trì của đồng chí Võ Văn Thưởng-Uỷ viên BCT, Thường trực Ban Bí thư; đồng chí Vương Đình Huệ- Uỷ viên BCT, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Quốc hội, đồng chí Phạm Bình Minh, Uỷ viên BCT, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ, đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên BCT, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Đảng đoàn Quốc hội đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với các Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV.

Đồng chí Nguyễn Thanh Hải- Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ chủ trì tại Điểm cầu Long An

           Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV đã xác định 8 nội dung của hoạt động lập pháp nhiệm kỳ 2021- 2026: (1) xây dựng và hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn cản trở sự phát triển; (2) Xây dựng và hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ; xây dựng và phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam; (3) Xây dựng và hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý, phát triển xã hội bền vững, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội; (4) Xây dựng và hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; (5) Xây dựng và hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu tăng cường quốc phòng và an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN; (6) Xây dựng và hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện sâu rộng; (7) Xây dựng và hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, dân chủ XHCN và quyền làm chủ; tiếp tục cụ thể hoá đầy đủ quyền con người, quyền công dân; (8) Xây dựng và hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN.

Đồng chí Vương Đình Huệ phát biểu kết luận Hội nghị

 

Để triển khai tốt các nội dung này, đặc biệt là để đáp ứng yêu cầu phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, dân chủ XHCN và quyền làm chủ, trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban MTTQ Việt Nam, Đề án của Đảng đoàn Quốc hội đã giao MTTQ Việt Nam nghiên cứu, rà soát Luật MTTQ Việt Nam, Nghị quyết liên tịch 403/2017/NQLT/UBTVQH-CP-ĐCT UBTTTQVN quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, xem xét, đưa vào chương trình lập pháp của Quốc hội. Mục tiêu của việc nghiên cứu, rà soát các văn bản luật có liên quan đến hoạt động của MTTQ Việt Nam nhằm xác định rõ hơn vai trò của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị- xã hội trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, MTTQ và các tổ chức chính trị- xã hội làm nòng cốt để Nhân dân làm chủ”; để MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên “làm tốt hơn nữa vai trò nòng cốt chính trị, có trách nhiệm vẻ vang trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp, vận động Nhân dân đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, thực hành dân chủ, xây dựng đồng thuận xã hội để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu chính trị của đất nước trong giai đoạn mới”. Thiết lập đồng bộ, gắn kết cơ chế giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị- xã hội, nghề nghiệp và cộng đồng tham gia xây dựng, phản biện và giám sát việc thực hiện pháp luật, cơ chế chính sách của Nhà nước.

Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác tham gia lập pháp của Uỷ ban MTTQ Việt Nam trong thời gian tới, nhằm “phát huy vai trò của Nhân dân, MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên trong việc nâng cao chất lượng công tác phản biện xã hội đối với quy trình lập pháp và giám sát việc thực hiện pháp luật; chú trọng bản lĩnh, ý thức chính trị, không bị chi phối, tác động bởi các hành vi không lành mạnh của bất cứ tổ chức, cá nhân nào trong quá trình giám sát, phản biện xã hội” theo Kết luận 19-KL/TW mà Bộ Chính trị đã đề ra.

Việc nghiên cứu, rà soát Luật MTTQ Việt Nam  là một trong 137 văn bản thuộc danh mục nhiệm vụ xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV theo Đề án 259-ĐA/ĐĐQH15 của Đảng đoàn Quốc hội.

Mộng Thu- Ủy ban MTTQ tỉnh

Tin khác

Liên kết website